CÁCH TẬP CALISTHENICS HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Nếu bạn mới làm quen với bộ môn calisthenics và đang tìm kiếm cách tập calisthenics hiệu quả cho người mới bắt đầu, đừng bỏ qua hướng dẫn chi tiết của chúng tôi. 

a man doing push ups on bars

cách tập calisthenics hiệu quả cho người mới bắt đầu

Chỉ với các bài tập đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà, bạn sẽ nhanh chóng tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt và sự tự tin trong từng động tác.

MỤC LỤC

1.    Calisthenics là gì?

2.    Các Nguyên Tắc Cơ Bản của Calisthenics cho Người Mới.

3.    Các Bài Tập Calisthenics Cơ Bản cho Người Mới.

4.    Lịch Tập Calisthenics cho Người Mới (Gợi ý).

5.    Các Tips Hữu Ích cho Người Mới.

6.    Những Lưu Ý Quan Trọng khi Tập Calisthenics.

1.   Calisthenics là gì?

–        Calisthenics là một phương pháp tập luyện thể dục chủ yếu dùng trọng lượng cơ thể để tạo lực cản thay vì dùng tạ hoặc các thiết bị hỗ trợ nặng. Với các bài tập bằng sức nặng cơ thể giúp các bạn phát triển sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự dẻo dai và tăng cường sức bền mà không yêu cầu trang thiết bị phức tạp. Một ưu điểm nữa của calisthenics là có thể tập bất cứ nơi đâu không cần phải tới các phòng tập như gym.

–        Calisthenics hiệu quả mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và thể hình. Phương pháp này giúp phát triển sức mạnh và cơ bắp săn chắc, đồng thời cải thiện linh hoạt và dẻo dai của cơ thể. Việc tập calisthenics cũng gia tăng sức bền và khả năng chịu đựng, hỗ trợ phát triển khả năng thăng bằng và phối hợp cơ thể. Bên cạnh đó, calisthenics rất dễ thực hiện vì không đòi hỏi dụng cụ phức tạp, chỉ cần trọng lượng cơ thể để tập luyện. Phương pháp này cũng hiệu quả trong việc đốt cháy calo, hỗ trợ giảm cân, đồng thời tăng cường sức khỏe tim mạch.

2.   Các Nguyên Tắc Cơ Bản của Calisthenics cho Người Mới.

–        Tập trung vào kỹ năng: Nắm vững kỹ thuật cơ bản để đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài. Tập trung vào độ chính xác sẽ giúp bạn tiến bộ vững chắc.

–        Kiên nhẫn và tiến bộ dần dần: Tránh vội vàng với các động tác phức tạp, thay vào đó hãy tiến từng bước để cơ thể thích nghi dần, hạn chế chấn thương.

–        Chú trọng tập toàn thân: Các bài tập calisthenics thường kết hợp nhiều nhóm cơ, giúp phát triển cơ thể cân đối và tăng khả năng phối hợp.

–        Điều hòa hơi thở: Hít thở đúng cách giúp bạn kiểm soát cơ thể, tăng sức bền và duy trì sự tập trung khi tập luyện.

3.   Các Bài Tập Calisthenics Hiệu Quả Cơ Bản Cho Người Mới.

–        Phần thân trên:

Push-up (hít đất): Tăng cường cơ ngực, vai, và tay sau.

Pull-up (kéo xà): Phát triển cơ lưng và cơ tay trước.

Dips: Bài tập xà kép giúp tăng sức mạnh tay sau và ngực.

–        Phần thân dưới:

Squat: Tập cơ đùi và cơ mông.

Lunges: Giúp phát triển đùi và mông, cải thiện khả năng thăng bằng.

Calf Raises (nâng bắp chân): Phát triển cơ bắp chân, giúp ổn định phần dưới.

–        Core (cơ bụng):

Plank: Tăng cường sức mạnh core và khả năng giữ thăng bằng.

Leg Raises (nâng chân): Tăng sức mạnh cơ bụng dưới.

Russian Twists: Phát triển cơ bụng chéo, tăng độ linh hoạt cho core.

4.   Lịch Tập Calisthenics Hiệu Quả Cho Người Mới (Gợi ý).

–        Lịch tập 3-4 buổi mỗi tuần, tập trung vào các bài cơ bản và nghỉ ngơi đủ để phục hồi.

Ví dụ:

Ngày 1: Phần thân trên (Push-up, Pull-up, Dips).

Ngày 2: Phần thân dưới (Squat, Lunges, Calf Raises).

Ngày 3: Core và kết hợp toàn thân (Plank, Leg Raises, bài tập tổng hợp).

Ngày 4: Nghỉ ngơi hoặc tập nhẹ phục hồi.

Nếu cơ thể đã nghỉ ngơi đủ thời gian, có thể cân nhắc tập thêm một vòng nữa để có thể giúp cơ bắp phát triển nhanh hơn.

5.   Các Tips Hữu Ích cho Người Mới.

–        Tập trung vào hơi thở: Hít vào khi thả lỏng, thở ra khi siết cơ.

–        Sử dụng phiên bản dễ của bài tập nếu cần: Ví dụ, push-up quỳ gối hoặc negative pull-up cho người chưa kéo xà được.

–        Kết hợp khởi động và giãn cơ: Khởi động kỹ trước buổi tập và giãn cơ sau buổi tập để tăng tính linh hoạt và giảm đau mỏi.

–        Theo dõi tiến độ: Ghi lại số lần, thời gian giữ (plank) để theo dõi sự tiến bộ và động lực.

6.   Những Lưu Ý Quan Trọng khi Tập Calisthenics.

–        Không quá sức: Đảm bảo tiến độ chậm và vững chắc, không đặt mục tiêu quá cao ban đầu.

–        Tránh chấn thương: Cẩn thận với các bài tập nặng áp lực lên khớp và cổ tay, chú trọng vào kỹ thuật.

–        Kiểm tra sức khỏe nếu có vấn đề trước đó: Người mới có tiền sử chấn thương hoặc bệnh về cơ xương nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *